Độc quyền là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế. Độc quyền có khả năng gây ra những tác động xấu đến thị trường nếu không được vận dụng đúng đắn. Vậy độc quyền là gì? Độc quyền hình thành do nguyên nhân nào? Các biện pháp kiểm soát độc quyền được quy định như thế nào? Hãy cùng Văn phòng Công Chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất thổ cư tại Hà Nội

1. Độc quyền là gì? Ví dụ về độc quyền ở Việt Nam

1.1 Khái niệm “độc quyền”

Độc quyền là một trạng thái của thị trường trong lĩnh vực kinh tế học chỉ sự duy nhất mà trong thị trường đó chỉ có một người cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn không có sự gia nhập thị trường và không có bất kỳ sản phẩm, dịch vụ thay thế gần gũi nào. Tóm lại, độc quyền là thị trường không cạnh tranh.

Trong từ điển Tiếng Việt, độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình”. Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh.

Trong tiếng anh, độc quyền là Monopoly có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. Trong đó, Monos nghĩa là “Một” và Polein có nghĩa là “Bán”.

Đây là hiện tượng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó mà họ có thể toàn quyền kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa và ngăn các đối thủ khác xâm nhập thị trường.

1.2 Ví dụ về độc quyền ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chỉ có tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Điều này có nghĩa là các công ty điện lực khác đều phải phụ thuộc vào EVN nếu muốn kinh doanh về mảng này.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà đất năm 2023 đã có sự thay đổi so với những năm trước

độc quyền

2. Nguyên nhân hình thành độc quyền là gì?

Độc quyền là một cấu trúc thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Vậy nguyên nhân hình thành nên trạng thái độc quyền là gì? Câu trả lời như sau:

  • Cạnh tranh kiểm soát yếu tố đầu vào: Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp yếu kém hơn sẽ bị đánh bại và thôn tính bởi các doanh nghiệp giàu mạnh hơn. Các doanh nghiệp này có lợi thế kiểm soát được nguồn lực then chốt của các mặt hàng là yếu tố đầu vào cơ bản, dùng để sản xuất các loại sản phẩm độc quyền.
  • Chính phủ quyết định nhượng quyền và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ độc quyền: Tại Việt Nam, có 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được liệt kê chi tiết trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP là độc quyền thuộc quyền kiểm soát của nhà nước (Độc quyền nhà nước). Bên cạnh đó, ở một số lĩnh vực, nhiều hãng chiếm được vị trí độc quyền nhờ vào việc nhà nước nhượng quyền khai thác thị trường.
  • Luật bản quyền với các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: Luật bản quyền của các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ được nhà nước ban hành với mục tiêu khuyến khích mọi người nghiên cứu, phát minh ra những sản phẩm giúp góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng đời sống của người dân. Những người có các bản quyền này sẽ có khả năng tạo ra thị trường độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào thời hạn  giữ bản quyền đó theo quy định của nhà nước.
  • Độc quyền tự nhiên do quy mô: Các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường thông qua tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng theo quy mô. Có nghĩa là doanh nghiệp nào vào thị trường trước có thể sử dụng cách giảm giá liên tục khi mở rộng được quy mô sản xuất để không ngừng ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ khác.
Xem thêm:  Mua nhà có cần chuyển hộ khẩu sang nhà mới?

3. Các biện pháp kiểm soát độc quyền theo Luật Cạnh tranh

Nhằm kiểm soát được tình trạng độc quyền, nhà nước đã đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này trong Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 như sau:

  • Nhà nước tăng cường tạo lập, duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và văn minh bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi cho người dùng.
  • Nhà nước cũng cần thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật để các doanh nghiệp “sinh sau để muộn” đều được hỗ trợ công bằng và không bị thiệt thòi khi cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn.
  • Để tăng tính minh bạch và chặt chẽ trong công tác quản lý, nhà nước tạo điều kiện để xã hội và người tiêu dùng có thể tham gia vào quá trình giám sát thực hiện pháp luật về vấn đề cạnh tranh.
  • Cải cách các quy trình, thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong thị trường.
độc quyền

>>> Xem thêm: Phí công chứng di chúc

4. Các ngành Nhà nước đang giữ độc quyền

Trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP, nhà nước Việt Nam có đưa ra quy định về danh sách các ngành nhà nước giữ độc quyền như sau:

STTHàng hóa/Dịch vụHoạt động thương mại độc quyền nhà nướcĐịa bàn
1Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninhBộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thểBộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể
2Vật liệu nổ công nghiệpSản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnhToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
3Vàng miếngSản xuấtToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
4Vàng nguyên liệuXuất khẩu và nhập khẩu để sản xuất vàng miếngToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
5Xổ số kiến thiếtPhát hànhToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
6Thuốc lá điếu, xì gàNhập khẩu (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế)Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
7Hoạt động dự trữ quốc giaQuản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia.Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
8TiềnIn, đúcToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
9Tem bưu chính Việt NamPhát hànhToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
10Pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoaSản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
11Hệ thống điện quốc giaTruyền tải, điều độToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hộiXây dựng và vận hànhToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
12Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải– Vận hành hệ thống đèn biển;- Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng.Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
13Dịch vụ công ích thông tin duyên hảiQuản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hảiToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
14.Bảo đảm hoạt động bay– Dịch vụ không lưu;- Dịch vụ thông báo tin tức hàng không;- Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạnToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
15.Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tưQuản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắtToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
16.Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biểnQuản lý, khai thác trong trường hợp giao kế hoạchToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
917.Dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụngCung ứng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường)Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
18.Xuất bản phẩmXuất bản (không bao gồm hoạt động in và phát hành)Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
19.Mạng bưu chính công cộngQuản lý, duy trì, khai thácToàn bộ lãnh thổ Việt Nam
20.Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chíCung ứngToàn bộ lãnh thổ Việt Nam

>>> Xem thêm: Lợi ích khi đến văn phòng công chứng tư nhân – công chứng miễn phí cả chủ nhật

Xem thêm:  Khi nào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu?

Trên đây là Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình hành độc quyền. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng, chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Chứng thực chữ ký khi cho con chưa đủ 18 đi máy bay cần giấy tờ gì?

>>> Thủ tục công chứng di chúc đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

>>> Đăng ký xe ô tô ở đâu?

>>> Khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo di chúc cần niêm yết 15 ngày tại phường không?

>>> Công chứng chuyển nhượng đất cho người chưa đủ 18 tuổi được không?

>>> “Danh chỉ bản” – giấy tờ cần thiết khi tiến hành thủ tục công chứng ở trại giam.

>>> Công chứng hủy hợp đồng tặng cho khi có 1 bên chết cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Giấy ủy quyền có phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *