Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà đầu tư không phải từ ngữ xa lạ trong đời sống hiện nay, nhưng nhà đầu tư là gì, được phân loại ra sao và các hình thức đầu tư theo pháp luật quy định thì không phải ai cũng nắm được.

1. Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư

Kế thừa quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020 cũng không liệt kê các chủ thể được coi là nhà đầu tư như Luật Đầu tư năm 2005.

>>> Xem thêm: Phí công chứng sơ yếu lí lịch khi đi xin việc hết bao tiền?

Theo đó, khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 khái quát nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh gồm các nhóm cụ thể là:

1- Nhà đầu tư trong nước;

2- Nhà đầu tư nước ngoài;

3- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó,

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông. Mà tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh (theo khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

>>> Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về hợp đồng thuê nhà làm văn phòng.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông (Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh) – theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

1. Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư

2. Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có 05 hình thức đầu tư như sau:

Xem thêm:  Thời gian nghỉ thai sản đối với phụ nữ là bao lâu?

>>> Xem thêm: Trước khi thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đất bên mua phải lưu ý gì?

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

– Thực hiện dự án đầu tư;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới.

Như đã nêu ở trên, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn/tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Như vậy, có thể thấy, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Trên đây là định nghĩa nhà đầu tư là gì và một số vấn đề liên quan, ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Đất tái định cư có chuyển nhượng được không?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Cách tính phí công chứng nhà đất đơn giản dễ dàng thực hiện

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, đơn giản nhất mà chưa mất đến 1 phút

>>> >>> Công chứng di chúc để lại bất động sản cho con cháu ngay tại nhà được không?

>>> Phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật gần nhất, không thu phí ngoài giờ.

>>> Cổ phần ưu đãi là gì? Gồm bao nhiêu loại?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *