Quốc hội là cơ quan quan trọng và có tầm ảnh hướng lớn trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Vậy Quốc hội là gì? Quốc hội có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị của Việt Nam? Cơ cấu tổ chức của quốc hội ra sao? Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

>>> Xem thêm: Lợi ích khi đến văn phòng công chứng tư nhân – công chứng miễn phí cả chủ nhật

1. Quốc hội là gì?

Quốc hội (tiếng Anh là Congress) là cơ quan thực hiện quyền lập pháp của một quốc gia. Theo nghĩa Hán Việt, Quốc hội là đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (hay còn gọi là quốc dân đại hội).

Quốc hội ra đời khi có sự xuất hiện của nhà nước tư sản với mục đích giải quyết, điều hoà mâu thuẫn giữa các giai cấp thông qua Hiến pháp và pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành  viên Chính phủ - Báo Người lao động

Tại Việt Nam, Quốc hội ra đời cùng với nhà nước Việt Nam vào ngày mùng 06 tháng 01 năm 1946, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên với tên gọi ban đầu là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội.

Tên gọi Quốc hội chính thức được công bố tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa I, diễn ra vào ngày 01 tháng 01 năm 1960.

Từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đã trải qua tổng cộng 15 lần bầu cử Quốc hội. Hiện nay đang là kỳ Quốc hội khoá  XV (2021 – 2026).

>>> Xem thêm: Sở tư pháp có hỗ trợ dịch thuật công chứng không? Phí công chứng bản dịch hiện nay được quy định như thế nào?

2. Quốc hội được bầu bởi ai? Vai trò của cơ quan Quốc hội là gì? 

Theo Điều 69 của Hiến pháp 2013:

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

“Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì:

  • Theo quy định của Hiến pháp, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân bầu ra Quốc hội.
  • Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, quy định về các vấn đề cơ bản và quan trọng của đất nước. Các hoạt động của Nhà nước được Quốc hội giám sát chặt chẽ. Các cơ quan được thành lập bởi Quốc hội và những người được Quốc hội bầu ra, phê chuẩn để nắm giữ các chức vụ phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác và chịu sự giám sát của Quốc hội.

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” vì:

  • Việc các cử tri bầu ra Quốc hội phải tuân theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội là cơ quan đại diện cho Nhân dân cả nước về ý chí và nguyện vọng, được Nhân dân dành sự tin tưởng, uỷ thác quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước thay mặt nhân dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.
  • Quốc hội được cấu thành bởi các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú được chọn lọc kỹ lưỡng trong mọi lĩnh vực của Nhà nước và xã hội, đại diện cho tầng lớp nhân dân. Quốc hội là biểu trưng của sức mạnh, trí tuệ dân tộc Việt Nam.
  • Quốc hội là cơ quan đại diện, hiện thực hóa ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhiệm vụ của Quốc hội là phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc.

Như vậy, nhân dân là người có quyền bầu ra Quốc hội. Theo quy định, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền bầu cử, còn từ 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử vào Quốc hội.

Tuy nhiên với một số trường hợp dưới đây, người dân không được thực hiện quyền bầu cử:

  • Chưa đủ 18 tuổi.
  • Mất năng lực hành vi dân sự.
  • Bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án và bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật.
  • Bị kết án tử hình, đang trong thời gian chờ để thi hành án.
  • Người đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù và không được hưởng án treo.

>>> Xem thêm: Công chứng có tác dụng gì? Khi nào bắt buộc phải công chứng? Tránh rủi ro khi công chứng giao dịch, hợp đồng.

3. Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Xem thêm:  Cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên mới nhất 2022

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV:Giảm thời gian làm việc nhưng vẫn phải bảo  đảm chất lượng

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

>>> Xem thêm: Phí chứng thực tại văn phòng công chứng quận Đống Đa

4. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Quốc hội

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo quy định bao gồm: Lãnh đạo Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội); Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.

4.1. Lãnh đạo Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc hội là những người đảm nhiệm chức năng lãnh đạo Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc hội đều được bầu bởi Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội.

  • Chủ tịch Quốc hội:

Theo Điều 72 Hiến pháp 2013, Chủ tịch Quốc hội có những vai trò sau:

  • Là chủ toạ có vai trò tổ chức, điều hành các phiên họp của Quốc hội;
  • Là người ký chứng thực Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội;
  • Lãnh đạo công tác, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  • Giữ vai trò tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại và đối nội (giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội) của Quốc hội.
  • Phó chủ tịch Quốc hội:
  • Thực hiện những nhiệm vụ dưới sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
  • Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt (Chủ tịch Quốc hội sẽ uỷ nhiệm cho một Phó chủ tịch Quốc hội).

4.2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Cơ cấu Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:

  • Chủ tịch Quốc hội;
  • Các Phó Chủ tịch Quốc hội;
  • Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch).
Xem thêm:  Nhà đầu tư là gì? Các hình thức đầu tư theo pháp luật
Quốc hội là gì

Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là những đại biểu Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ, chức năng đúng chuyên môn của mình, không được đồng thời là thành viên Chính phủ. Quốc hội quyết định số lượng Phó chủ tịch Quốc hội và Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được dựa theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thường là 5 năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm nhiệm vụ khi Quốc hội hết nhiệm kỳ cho đến khi Ủy ban Thường vụ mới được Quốc hội khóa mới bầu ra.

>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất, căn hộ có chứng thực được ở UBND xã/phường không?

4.3. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của cơ quan Quốc hội

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan trực thuộc Quốc hội, vì vậy phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội nếu Quốc hội không họp.

  • Hội đồng dân tộc:

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.

Các vấn đề dân tộc của Quốc hội là lĩnh vực chính mà Hội đồng dân tộc cần quan tâm và chịu trách nhiệm. Những chức năng cụ thể của Hội đồng dân tộc là:

  • Giám sát hoạt động của Chính phủ và Nhà nước về các vấn đề dân tộc.
  • Tham mưu về các chính sách hoặc nghị định cho Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.
  • Giám sát hoạt động của Ban Dân tộc tại địa phương về ngân sách, chính sách, quyết định của Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các cấp tỉnh và thành phố.
  • Uỷ ban của Quốc hội:

Ủy ban của Quốc hội gồm:

  • Chủ nhiệm (do Quốc hội bầu).
  • Các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên (được bầu ra bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội).

Chức năng:

  • Thẩm tra, kiến nghị về các dự án luật và dự án khác, báo cáo được giao bởi Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  • Giám sát trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định;
  • Kiến nghị những vấn đề trong phạm vi hoạt động của Ủy ban.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về Quốc hội, giúp bạn trả lời được câu hỏi Quốc hội là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng, chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Tư vấn thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng sau ly hôn tránh tranh chấp.

>>> Nghị định 23 về chứng thực hợp đồng/giao dịch tại UBND xã/phường?

>>> Hướng dẫn tính phí công chứng mua bán xe qua ủy quyền

>>> Hướng dẫn tính phí công chứng di chúc sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhà nước

>>> Có những mô hình công ty du lịch nào? Đi du lịch trong nước nên chọn công ty nào rẻ mà uy tín?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *