Bên cạnh cổ phần phổ thông thì công ty cổ phần còn có thể có cổ phần ưu đãi. Vậy cổ phần ưu đãi là gì và có mấy loại cổ phần ưu đãi?

>>> Hướng dẫn: Các bước thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với chung cư mới và chính xác 100%

1. Cổ phần ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể định nghĩa cổ phần ưu đãi là gì. Song có thể hiểu, trong công ty cổ phần ngoài cổ phần phổ thông còn có thể có cổ phần này . Bao gồm 04 loại: Cổ phần biểu quyết; cổ phần cổ tức; cổ phần hoàn lại; cổ phần khác.

Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định tùy thuộc loại cổ phần mà mình sở hữu.

>>> Xem ngay: Sổ đỏ là gì? Những thông tin người dân cần biết trước khi thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14, gồm các loại sau:

  • Cổ phần cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm;
  • Cổ phần hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty;
  • Cổ phần biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;
  • Cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.​
1. Cổ phần ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại?

2. Cổ phần ưu đãi chuyển thành cổ phần phổ thông được không?

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (theo khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020).

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Cầu Giấy

Tuy cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng ngược lại thì có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

2. Cổ phần ưu đãi chuyển thành cổ phần phổ thông được không?

3. Cổ đông ưu đãi có quyền gì?

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản, dễ tính ai cũng nên biết.

Tiêu chíCổ phần biểu quyếtCổ phần cổ tứcCổ phần hoàn lại
Chủ thể sở hữuTổ chức được Chính phủ ủy quyền; cổ đông sáng lậpĐiều lệ công ty quy định/ Đại hội đồng cổ đông quyết địnhĐiều lệ công ty quy định/Đại hội đồng cổ đông quyết định
 Quyền nhận cổ tứcNhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đôngĐược trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm.Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng.Trong đó, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tứcNhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Quyền biểu quyếtBiểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đôngKhông có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quan trị và Ban kiểm soát trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020
Quyền chuyển nhượngKhông được chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật/thừa kếĐược phép chuyển nhượngĐược phép chuyển nhượng
Các quyền khácNhư cổ đông phổ thông trừ hạn chế chuyển nhượng cổ phần nêu trênCác quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ hạn chế về quyền biểu quyết, dự họp, đề cử người như trênCác quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ hạn chế về quyền biểu quyết, dự họp, đề cử người như trên

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về cổ phần ưu đãi gồm mấy loại, ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Có được đền bù tái định cư khi thu hồi đất mà không có hộ khẩu?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện công chứng treo mà bạn nên biết

>>> Di chúc miệng có cần người làm chứng? Khi nào di chúc miệng bị coi là vô hiệu?

>>> Kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 1 phút chỉ ngay tại nhà [Hướng dẫn chi tiết]

>>> Thủ tục công chứng sang tên nhà đất cho con cái hết bao nhiêu tiền? Và mất bao nhiêu thời gian?

>>> Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đóng thuế?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *