Hiện nay, nhu cầu đối với pháp chế doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Vậy pháp chế là gì? Nghề pháp chế phải làm những công việc gì? Có rủi ro gì khi làm nghề pháp chế không? Trong bài viết dưới đây, Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể về nghề pháp chế, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

>>> Mách bạn: Danh sách công ty dịch thuật uy tín – Xem ngay địa chỉ văn phòng công chứng có dịch vụ dịch thuật tại Hà Nội.

1. Nghề pháp chế là công việc có tính chất đặc thù

Công việc của pháp chế doanh nghiệp không có một khuôn mẫu chung, phụ thuộc khá nhiều vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, phạm vi công việc mà lãnh đạo giao cho pháp chế…

Không giống với công chứng viên, thừa phát lại, công việc có tính chất chung, tương đối giống nhau. Công chứng viên thì công chứng hợp đồng, giao dịch… Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, lập vi bằng…

Có thể thấy, pháp chế công ty kinh doanh bất động sản thì đòi hỏi nhiều về kiến thức pháp lý về đất đai, đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Hay pháp chế của công ty kinh doanh F&B thì một pháp chế viên phải hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm…

nghề pháp chế

Do đó, khi “nhảy” việc từ công ty này sang công ty khác có lĩnh vực kinh doanh khác, người làm pháp chế cần thời gian để thích nghi và làm quen với công việc chứ không thể bắt tay vào làm ngay. Nên các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng ngành, nghề.

Tuy nhiên, người đã có kinh nghiệm làm pháp chế doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng bắt nhịp với công việc, bởi tựu chung thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ có những đầu công việc tương tự.

Suy cho cùng, dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, người làm pháp chế cũng là người đảm bảo an toàn pháp lý theo cách có lợi nhất cho công ty – người “gác cổng” của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Quy định về sao y bản chính mới nhất

2. Pháp chế chính là một luật sư của doanh nghiệp

Pháp chế là người tư vấn, đại diện doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp càng lớn khả năng xảy ra tranh chấp càng nhiều.

Lúc này, pháp chế doanh nghiệp sẽ phải làm những công việc của một luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi…

Do đó, một số doanh nghiệp yêu cầu pháp chế phải có thẻ luật sư bởi kiến thức, kỹ năng hành nghề của luật sư sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc pháp chế.

Xem thêm:  Mới nhất 2023, hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng mua chung cư

Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động tranh tụng của pháp chế doanh nghiệp liên quan đến hợp đồng thương mại, tranh chấp lao động, hợp đồng hợp tác đầu tư…

Nói chung, tùy vào phạm vi công việc mà Ban lãnh đạo giao cho pháp chế thì bộ phận pháp chế ở mỗi công ty lại có đặc thù khác nhau.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ nhanh tại Quận Đống Đa

3. Làm pháp chế không “oai” như nhiều người vẫn nghĩ

Chỉ cần nghe đến làm pháp chế cho doanh nghiệp thì đa phần mọi người đều cho rằng đây là vị trí có tiếng nói trong công ty, nhưng thực tế đôi khi không phải vậy.

Đơn cử có thể kể đến những vấn đề hay gặp phải như, pháp chế tư vấn, kiến nghị nhưng lãnh đạo không nghe muốn pháp chế phải làm theo ý mình hay các phòng, ban quen với cách làm việc theo thói quen. Tức là, dù có nội quy, quy chế, quy trình nội bộ đầy đủ nhưng vẫn làm tắt, làm ẩu.

4. Pháp chế lương cao đi cùng với áp lực lớn

Không có bất kỳ một công việc nào gọi là “việc nhẹ lương cao” và đương nhiên pháp chế doanh nghiệp cũng không ngoại lệ.

Không ít nhân viên pháp chế phải làm việc không kể ngày đêm, 24/7 bất kỳ khi nào doanh nghiệp cần là phải có mặt. Không chỉ áp lực về mặt thời gian mà còn chịu áp lực từ cấp trên, làm việc phải nhanh nhưng phải chuẩn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Người làm pháp chế còn phải đứng giữa ranh giới có nên thỏa hiệp với yêu cầu của lãnh đạo nhưng trái quy định pháp luật hay không, tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng, người làm pháp chế phải luôn đặt mình ở vị trí an toàn thì doanh nghiệp mới an toàn.

nghề pháp chế

5. Làm nghề pháp chế tiềm ẩn không ít rủi ro

Tiếp xúc hàng ngày với pháp luật nhưng đôi khi vì chỉ đạo của cấp trên mà người làm pháp chế bất chấp để đạt được lợi ích cho công ty. Điều này rất dễ đẩy pháp chế vào vòng lao lý. Chắc mọi người chưa quên cô cử nhân Luật – Phó Tổng Giám đốc phụ trách pháp lý của Công ty CP Tập đoàn địa ốc Alibaba – Nguyễn Huỳnh Tú Trinh đang trả giá cho những hành vi phạm tội của mình.

Quan điểm, “pháp chế là tuân thủ pháp luật” tuy không còn hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh hiện nay nhưng làm pháp chế thì phải biết rủi ro đến đâu và đừng để chính bản thân mình là người làm nghề luật nhưng lại gặp rủi ro do làm trái quy định pháp luật.

Dù làm nghề gì đi chăng nữa, cống hiến, tận tâm luôn là một trong những điều cần thiết nhưng phải biết đâu là điểm dừng.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàng Mai

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Trên đây là những cảm nhận review nghề pháp chế. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

>>> Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào?

>>> Mẫu đơn đề nghị đổi sổ đỏ sang sổ hồng

>>> Địa chỉ những văn phòng luật sư tại Hà Nội

>>> Công chứng treo có rủi ro không?

>>> Hướng dẫn thủ tục công chứng huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

>>> Con cái được hưởng thừa kế theo pháp luật khi nào?

>>> Công chứng hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Thực hiện ở đâu?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *