Hiện nay, khái niệm thị thực vẫn còn xa lạ với nhiều người. Thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến thị thực theo quy định của pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng bản dịch đa ngôn ngữ và cách tính phí bản dịch.

1. Phân loại thị thực theo ký hiệu

Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về ký hiệu thị thực như sau:

STTKý hiệuĐối tượng được cấp
1NG1Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2NG2Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3NG3Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4NG4Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi.Người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
5LV1Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6LV2Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7LSLuật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
8ĐT1Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
9ĐT2Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
10ĐT3Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
11ĐT4Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
12DN1Người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
13DN2Người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
14NN1Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
15NN2Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
16NN3Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
17DHNgười vào thực tập, học tập.
18HNNgười vào dự hội nghị, hội thảo.
19PV1Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
20PV2Phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
21LĐ1Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
22LĐ2Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
23DLNgười vào du lịch.
24TTNgười nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
25VRNgười vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
26SQNgười có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
27EVThị thực điện tử

2. Thời hạn của thị thực bao lâu?

Thời hạn thị thực được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Xem thêm:  Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào?
Ký hiệu thị thựcThời hạn
SQ, EVKhông quá 30 ngày
HN, DLKhông quá 03 tháng
VRKhông quá 06 tháng
NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TTKhông quá 12 tháng
LĐ1, LĐ2Không quá 02 năm
ĐT3Không quá 03 năm
LS, ĐT1, ĐT2Không quá 05 năm

3. Điều kiện để được cấp thị thực như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện được cấp thị thực Việt Nam gồm:

– Có hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

>>> Xem thêm: Phí công chứng bản dịch hiện nay được quy định như thế nào?

thị thực

– Các trường hợp đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

  • Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
  • Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
  • Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
  • Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Xem thêm:  Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu? Khi nào hết hạn?

4. Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực và hộ chiếu là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau.

Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Còn thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

5. Việt Nam miễn thị thực cho những nước nào?

Theo Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 15/3/2022, công dân các nước dưới đây được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam:

– Cộng hoà liên bang Đức

– Cộng hoà Pháp

– Cộng hoà I-ta-li-a

– Vương quốc Tây Ban Nha

– Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len

– Liên bang Nga

– Nhật Bản

– Đại Hàn dân quốc

– Vương quốc Đan Mạch

– Vương quốc Thuỵ Điển

– Vương quốc Na-uy

– Cộng hoà Phần Lan

– Cộng hoà Bê-la-rút

>>> Xem thêm: Phí chứng thực sơ yếu lý lịch mới nhất 2023

6. Câu hỏi thường gặp về thị thực

thị thực

6.1 Visa và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng phổ biến và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.

Như vậy, visa và thị thực là một loại giấy tờ, chỉ khác về cách gọi.

6.2 Thị thực nhập cảnh là gì? thị thực quá cảnh là gì?

– Thị thực nhập cảnh là một bằng chứng hợp pháp xác nhận được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản hoặc bằng một con dấu xác nhận vào trong hộ chiếu.

– Thị thực quá cảnh là loại thị thực được sử dụng để quá cảnh tại một quốc gia trước khi tiếp tục đi đến quốc gia tiếp theo. Hình thức thị thực này thường được cấp cho những người đi du lịch hoặc công tác.

>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng lấy ngay tại Hà Nội, kể cả cuối tuần.

6.3. Miễn thị thực là gì?

Miễn thị là việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải xin cấp thị thực.

Theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp được miễn thị thực gồm:

– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Người nước ngoài đang sử dụng thẻ thường trú, tạm trú tại Việt Nam;

– Người nước ngoài đi vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định;

– Trường hợp Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân của một số nước;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề thị thực (visa). Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng, chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Lệ phí công chứng hợp đồng uỷ quyền

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô

>>> Công chứng bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ thì cần lưu ý giấy tờ gì? Hướng dẫn tính phí công chứng đơn giản trong 1 phút.

>>> Thủ tục làm sổ đỏ

>>> Phí công chứng di chúc tại nhà

>>> Công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế

>>> Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu tại Hà Nội mới nhất 2023

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *